Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS được cử hành vào ngày 01/12 hàng năm trên toàn cầu, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/ AIDS
content:

Nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là HIV/AIDS) đang là một đại dịch nguy hiểm, một hiểm hoạ cho sức khoẻ, tính mạng con người trên thế giới vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Đại dịch AIDS còn gây ra hậu quả trầm trọng về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và tương lai nòi giống các dân tộc. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh về AIDS tại Paris, Pháp vào ngày 1 tháng 12 năm 1994 đã tuyên bố: “Đưa công cuộc phòng chống AIDS lên vị trí ưu tiên, huy động toàn xã hội, các ngành của nhà nước, tư nhân, các hội, kể cả những người nhiễm HIV/AIDS tham gia vao các hoạt động đa ngành, liên Chính Phủ, phi Chính Phủ, các phong trào liên kết nhằm phòng chống đại dịch….., xây dựng một thế giới không có AIDS”.

Vì ý nghĩa quan trọng của hội nghị, ngày 1/12 hàng năm đã được chọn là ngày thế giới phòng chống AIDS.

Tuy nhiên, đến năm 1996, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS - UNAIDS) mới bắt đầu hoạt động. Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra "Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS" vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm.

Từ khi bắt đầu cho tới năm 2004, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS, cơ quan dẫn đầu chiến dịch Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, đã lựa chọn các chủ đề hàng năm có tham khảo ý kiến các tổ chức y tế toàn cầu khác.

Tại Việt Nam, HIV/AIDS được phát hiện cách đây 25 năm với 250.000 nhiễm và hơn 90.000 người tử vong. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, những năm gần đây tỷ lệ người nhiễm bệnh và tử vong liên tục giảm. Trước đây, 90% kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là do các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Hiện nay nguồn kinh phí này đang dần bị cắt giảm. Trước tình hình này, cùng với nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam sẽ dành thêm ngân sách cho hoạt động này, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV để họ tiếp tục được khám và điều trị bệnh.

Chủ đề Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024 "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2023" mà Việt Nam lựa chọn trong năm 2024 có ý nghĩa quan trọng và được đưa ra dựa trên bối cảnh cụ thể. Trước hết, nó hưởng ứng chủ đề “Take the Rights Path” của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), nhằm nhấn mạnh vai trò của nhân quyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. UNAIDS cho rằng việc đặt nhân quyền làm trọng tâm và huy động sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp thế giới đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

 

1. HIV/AIDS là gì?

HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

 

2. Triệu chứng có 4 giai đoạn nhiễm HIV:

2.1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

 

2.2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

 

2.3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

2.4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:

Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể).

Sốt, ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

 Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

 

3. Con đường lây truyền HIV

3.1. Tình dục: Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.

 

3.2. Đường máu: HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.

Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.

3.3. Từ mẹ sang con: Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25 - 30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

 

4. Cách phòng, tránh

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

4.1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

 

4.2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

Không tiêm chích ma túy.

Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

 

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

Sau khi sinh nên cho trẻ dùng sữa ngoài thay thế sữa mẹ.

 

Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm phường Kim Mã

content:
content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 10772
Số lượt truy cập: 336563