Bài tuyên truyền ngộ độc rau củ quả

Rau củ quả giúp cho con người tăng cường sức khỏe phòng ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Rau củ quả đã gắn liền với đời sống với bữa ăn gia đình. Tuy nhiên trước tình hình hiện nay vấn đề sản xuất rau củ quả không đảm bảo an toàn, gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do rau củ quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và nhiễm sinh vật đến mức báo động. Vậy bạn cần biết những điều sau đây để tránh ngộ độc rau củ quả.
content:

1 Ngộ độc rau quả tươi

Khi mua rau quả không chọn loại bị dập nát vì dễ bị nhiễm bẩn gây ngộ độc. Không mua sử dụng rau quả có mùi vị lạ khác thường, không nên mua rau củ quả trái vụ. Rau củ quả có mua về trước khi dùng cần phải được rửa sạch nhiều lần để giảm nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Ngâm kỹ rửa sạch rau quả ít nhất 3 lần hoặc rửa sạch dưới vòi nước chảy liên tục để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại qua con đường bay hơi.

2. Ngộ độc măng

 Trong măng tươi ít nhiều đều có độc, vì có chứa glucocid sinh axit cyanhydric khi ăn phải có thể gây ngộ độc phòng ngừa.

Măng cần phải luộc nhiều lần khi nếm không còn vị đắng mới chế biến món ăn.

 - Tuyệt đối không bao giờ ăn các loại măng tươi sống.

 - Măng cần phải luộc nhiều lần khi nếm không còn vị đắng mới chế biến món ăn.

 - Đối với măng chua trong quá trình ngâm các chất độc đã tan hết trong nước muối.

3. Ngộ độc khoai tây

Khoai tây khi mọc mầm rất độc vì có chứa solamin, độc tố này tập trung chủ yếu ở vỏ mầu xanh, mầm và chân mầm khoai.

Khoai tây khi mọc mầm rất độc

Khi ngộ độc có hiện tượng ngứa vòm họng, nóng miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu.

4. Cà chua chưa chín

 Cà chua còn xanh chứa lượng độc tố 58% trên 100gr. Ăn cà chua xanh sẽ nhức đầu buồn nôn có thể tử vong nếu nhiễm nặng.

5. Ngộ độc nấm

Đa số các loại nấm độc thường có mầu sắc sặc sỡ và mùi hắc, nếu ăn phải có thể gây tử vong để tránh nấm độc.

Chỉ nên ăn loại nấm đã biết là nấm lành tuyệt đối không ăn những loại nấm hoang dại, nấm lạ và nấm nghi ngờ có độc.

Không dùng những loại nấm bị dập nát để chế biến món ăn, không ăn những thức ăn có nấm bị ôi thiu. Trước khi chế biến, nên cát nấm thành đôi thành ba rồi ngâm với nước lã pha dấm theo tỷ lệ 1/1 trong vài giờ sau đó rửa lại.

6. Ngộ độc sắn

Chất độc acid cyanhydric tập trung nhiều ở lớp vỏ lõi và 2 đầu củ dễ bị ngộ độc là trẻ em và người già tránh ngộ độc cần chú ý.

- Không trồng sắn gần cây xoan

- Không ăn củ sắn để lâu ngày đã chảy nhựa

- Trước khi chế biến cần phải lột sạch lớp vỏ ngoài và cắt bỏ 2 đầu củ sắn ngâm nước 6 - 12 giờ hoặc ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch

7. Đậu quả

Khi chưa nấu chín ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa

8. Mã thầy sống

Thuộc loại thực vật thủy tinh, chúng hay có ấu trùng sán lá, ăn sống ấu trùng bám vào niêm mạc ruột gây loét ruột, ỉa chảy, nên gọt vỏ nấu chín.

 

Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm phường Kim Mã

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 5860
Số lượt truy cập: 337149