|

Giới thiệu chung

content:

Phường Kim Mã ngày nay là đơn vị hành chính thuộc quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Trước năm 1945 - 1954 các làng Vạn Phúc, Kim Mã, Xuân Biểu thuộc Địa lý Hoàn Long của Hà Nội. Từ năm 1954 - 1960, các làng này thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, làng Vạn Phúc, Kim Mã, Xuân Biểu thuộc khu phố Ba Đình (nội thành) Hà Nội. Cuối năm 1974 được tổ chức lại thành 3 tiểu khu: Vạn phúc, Kim Mã và Lê Trực. mỗi tiểu khu có một Ban đại diện hành hành chính, Ban bảo vệ và chi bộ Đảng. Đầu năm 1979, thực hiện Nghị quyết số 810 ngày 09/01/1979 của Thành ủy Hà Nội, tiểu khu Kim Mã được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 tiểu khu Vạn Phúc, tiểu khu Kim Mã và 1 phần tiểu khu Lê Trực. Ngày 03/01/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định tên gọi thống nhất các đơn vị hành chính trong nội thành, nội thị là Quận và Phường. Phường có chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý và chăm lo phục vụ đời sống Nhân dân. UBND phường là cấp kế hoạch và ngân sách. Theo đó UBND thành phố Hà Nội Quyết định Khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình, tiểu khu Kim Mã đổi thành phường Kim Mã.

Phường Kim Mã được thành lập và đi vào hoạt động năm 1981, nằm ở phía nam quận Ba Đình. Phía đông giáp phường Điện Biên (quận Ba Đình); phía tây giáp các phường Ngọc Khánh, Giảng Võ (quận Ba Đình); phía nam giáp phường Cát Linh (quận Đống Đa); phía bắc giáp phường Đội Cấn, Liễu Giai (quận Ba Đình). Toàn phường có 30 ngõ xóm (Vạn Phúc 15 ngõ, Kim Mã 09 ngõ, Xuân Biểu, Sơn Tây, Thanh Báo 06 ngõ) và 05 khu tập thể lớn: tập thể Bộ Y Tế; tập thể trường Đại học Y Tế Công cộng; tập thể Bộ Khoa học Công nghệ; tập thể Học viện Chính trị Quân sự; tập thể Bộ Văn Hóa. Diện tích đất tự nhiên 0,49km2, dân số 14.115 người, 4.020 hộ dân sinh hoạt trong 13 tổ dân phố tổ chức thành 11 địa bàn dân cư. Trên địa bàn phường có nhiều cơ quan, đơn vị, xí nghiệp của Trung ương, Thành phố (22 cơ quan Nhà nước, 35 Doanh nghiệp, 450 cơ sở kinh doanh dịch vụ); Có 03 trường học từ bậc mầm non đến THCS, trong đó có 02 trường đạt chuẩn quốc gia (trường Tiểu học Vạn Phúc và trường THCS Nguyễn Trãi). Có 3 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia có: Chùa Kim Sơn, Đình Kim Mã; xếp hạng cấp thành phố Hà Nội có: Đình Xuân Biểu. Hệ thống giao thông thuận lợi, 10 tuyến phố đã được đặt tên: phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Sơn Tây, Trần Phú, Thanh Báo, Giảng Võ, Giang Văn Minh, Núi Trúc, Vạn Bảo, Vạn Phúc.

Với vị trí thuận lợi của một ph­ường nằm gần trung tâm Thủ đô, có tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế trên địa bàn phường tăng bình quân 10% năm. Khẳng định mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Nghị quyết Đảng bộ phường khóa XII đề ra với mục tiêu “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị xây dựng phường Kim Mã phát triển toàn diện, bền vững”; gắn với nhiệm vụ xây dựng phường văn minh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Công tác xây dựng, quản lý đô thị được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo sự chuyển biến tích cực. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị, sự nghiệp văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ và Chính quyền địa phương.

THÀNH TÍCH

- Từ năm 1995 đến nay Đảng bộ phường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ “trong sạch vững mạnh”, chính quyền phường liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc được thành phố tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối phường của quận Ba Đình năm 1999 phường đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 năm 1998.

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 243
Số lượt truy cập: 300232